Dịch vụ

Giấy Chứng Nhận ISO 22000

July 8, 2023

Để đạt được chứng nhận ISO 22000, một tổ chức phải tuân thủ tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn và được đánh giá bởi một tổ chức độc lập và có uy tín. Chứng nhận này cho thấy rằng tổ chức đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm và đang duy trì một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả để bảo vệ người tiêu dùng.

Đạt chứng nhận ISO 22000 giúp doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm.

Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO) và được công bố lần đầu tiên vào năm 2005. Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu để thiết kế, thực hiện và duy trì một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả trong một tổ chức sản xuất thực phẩm.

ISO 22000:2018 tạo ra một tiêu chuẩn an toàn thực phẩm duy nhất kết hợp hài hòa các tiêu chuẩn quốc gia khác nhau thành một bộ yêu cầu dễ hiểu, dễ áp ​​dụng và được công nhận trên toàn thế giới.

Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được quốc tế công nhận này có thể được sử dụng bởi tất cả các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ nuôi trồng đến dịch vụ thực phẩm, chế biến, vận chuyển và bảo quản thông qua đóng gói đến bán lẻ.

Ngày 19/6/2018, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) vừa công bố ban hành phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm thay thế cho phiên bản 2005 được ban hành ngày 01/09/2005

Doanh nghiệp nào cần áp dụng và chứng nhận ISO 22000?

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô; bao gồm:

• Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc
• Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
• Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản
• Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, Café, chè,..
• Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị
• Các hãng vận chuyển thực phẩm
• Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng
• Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ
• Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm

Chứng nhận ISO 22000 có thể thay thế giấy chứng nhận cơ sở đủ điểu kiện ATTP không?

“Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ban hành 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm có quy định:

“Các doanh nghiệp đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP),Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.

Nghĩa là Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ không phải thực hiện xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

Chứng nhận ISO 22000 là gì?

Chứng nhận ISO 22000 là việc một doanh nghiệp thực hiện áp dụng tiêu chuẩn iso 22000:2018, sau đó đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 tại tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận thực hiện hoạt động đánh giá chứng nhận iso 22000, nếu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp phù hợp, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000:2018, thì tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp.

Chứng nhận ISO 22000:2018 bao gồm tất cả các quy trình trong chuỗi thực phẩm ảnh hưởng đến sự an toàn của sản phẩm cuối cùng. Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm toàn diện, cũng như kết hợp các yếu tố của Thực hành sản xuất tốt (GMP) và Điểm kiểm soát tới hạn trong phân tích mối nguy (HACCP).

Gửi yêu cầu

    (*) Các trường bắt buộc nhập.

    Liên hệ